Hypnosis research #13: Liệu pháp Thôi miên cho rối loạn mất ngủ: Một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên so sánh giữa lời ám thị chung và ám thị liên quan tới ám ảnh bệnh tật

house-of-hypnosis-vietnam-thoi-mien-tri-lieu-research-13

Hypnotherapy for insomnia: A randomized controlled trial comparing generic and disease-specific suggestions

Tak-Ho Lam, Ka-Fai Chung, Chit-Tat Lee, Wing-Fai Yeung, Branda Yee-man Yu

Từ khóa

Disease-specific suggestions; Generic suggestions; Hypnosis; Hypnotherapy; Insomnia; Randomized controlled trial; Sleep

Mục đích nghiên cứu

Liệu pháp Thôi miên (Hypnotherapy) thường được thực hành trong việc điều trị rối loạn mất ngủ (insomnia). Tuy nhiên, các kết luận xoay quanh tính an toàn và hiệu quả của liệu pháp này vẫn còn bỏ ngỏ, do còn thiếu hoạt động theo dõi tác dụng phụ và so sánh giữa các ám thị mang tính thôi miên (hypnotic suggestions) chung và liên quan tới ám ảnh bệnh tật (disease-specific) trong các nghiên cứu trước đây.

Thiết kế nghiên cứu

Đối chứng ngẫu nhiên (randomized controlled), participant-blind (người tham gia sẽ không biết được phương pháp họ được can thiệp là gì), parallel-group with subject recruitment after trial registry (người tham gia được chia thành hai nhóm nghiên cứu song song sau khi được đăng ký thử nghiệm ban đầu).

Can thiệp

60 người tham gia được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận phiên can thiệp với Liệu pháp Thôi miên diễn ra trong 4 tuần, với 1 buổi trị liệu kéo dài 1 tiếng, 1 buổi/tuần với các lời ám thị liên quan tới ám ảnh bệnh tật (sử dụng bài tập thôi miên chống cường điệu và kỹ thuật trực quan hóa màn hình nhắm vào những lo lắng liên quan đến chứng mất ngủ), hoặc ám thị chung (sử dụng kỹ thuật đánh lạc hướng suy nghĩ và những lời ám thị giúp nâng cao sự tự tin và tự chăm sóc bản thân).

Phương pháp đo lường kết quả chính

Kết quả chính (primary outcome) là hiệu suất ngủ (sleep efficiency – SE) được lấy từ nhật ký theo dõi giấc ngủ theo tuần ở tuần thứ 4, 6, và 9. Kết quả thứ cấp (secondary outcome) bao gồm các tham số liên quan tới nhật ký, Insomnia Severity Index, Hospital Anxiety and Depression Scale, và Sheehan Disability Index. Kỳ vọng về việc điều trị, các tác dụng phụ (AEs), và trải nghiệm chủ quan của người tham gia đã được thu thập vào các phiên thôi miên thứ 2 và 4.

Kết quả

Mô hình tuyến tính hỗn hợp cho thấy hiệu ứng thời gian có ý nghĩa đối với hầu hết các biến số. Giá trị SE của những người trong cùng một nhóm dao động từ 0.70 tới 0.90 cho nhóm can thiệp sử dụng lời ám thị liên quan tới ám ảnh bệnh tất (mean difference: 8.5–10.4%); với ám thị chung, giá trị SE dao động từ 0.65–0.69 (mean difference: 6.8–8.3%). Tuy nhiên, không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm nghiên cứu song song. Tỷ lệ ngừng can thiệp là 10%, báo cáo về cảm giác khó chịu dao động từ 5.5 đến 7.4%, trong khi tỷ lệ tác dụng phụ dao động từ 37.0 đến 51.8%, tùy thuộc vào nội dung được chia sẻ trong từng phiên.

Đăng ký lâm sàng

Thí nghiệm lâm sàng này được đăng ký vào ngày 23 tháng Năm năm 2014 tại Cơ quan đăng ký thử nghiệm lâm sàng của Đại học Hồng Kông với tên gọi “Liệu pháp Thôi miên dành cho rối loạn mất ngủ: Một thử nghiệm ngẫu nhiên có can thiệp placebo” (Tiếng Anh: Hypnotherapy for insomnia: a randomized placebo-controlled trial) – HKUCTR-1874.

Vào thứ 6 hàng tuần, House of Hypnosis sẽ chia sẻ tới bạn đọc các bài báo nghiên cứu khoa học (NCKH) được tổng hợp và sưu tầm về chủ đề thôi miên trị liệu. Các nghiên cứu đều được công bố trong vòng 05 năm trở lại đây, chủ yếu được viết bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp.

Để truy cập vào tài liệu, bạn có thể liên hệ với House of Hypnosis để biết thêm chi tiết.

Bài viết khác

error: Nội dung thuộc sở hữu của House of Hypnosis. Vui lòng không sao chép, in ấn, lưu trữ khi chưa có sự cho phép của đội ngũ chúng tôi. Cảm ơn bạn.