Hypnosis research #8: So sánh mức độ hiệu quả của Liệu pháp Thôi miên với Trị liệu Nhận thức – Hành vi (CBT) trong điều trị rối loạn trầm cảm giai đoạn nhẹ – trung bình – Kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên rater-blind.

house-of-hypnosis-vietnam-thoi-mien-tri-lieu-research-8

Efficacy of hypnotherapy compared to cognitive behavioral therapy for mild to moderate depression – Results of a randomized controlled rater-blind clinical trial

Kristina Fuhr, Christoph Meisner, Angela Broch, Barbara Cyrny, Juliane Hinkel, Joana Jaberg, Monika Petrasch, Cornelie Schweizer, Anette Stiegler, Christina Zeep, Anil Batra

Từ khóa

Psychotherapy Major, Depression Cognitive Behavioral Therapy, Hypnotherapy, Non-inferiority

Điểm chú ý

  • Liệu pháp thôi miên (Hypnotherapy – HT) mang lại hiệu quả không kém so với Trị liệu Nhận thức – Hành vi (CBT) sau 6 tháng can thiệp;
  • Các kết quả theo dõi sau 6 và 12 tháng can thiệp đã củng cố cho luận điểm trên;
  • Phản hồi từ người tham gia ghi nhận ≥ 50% triệu chứng bệnh thuyên giảm chiếm 44.6% khi can thiệp HT và 38.5% với CBT

Giới thiệu

Không có nhiều thử nghiệm lâm sàng đối chứng ngẫu nhiên (RCT) được thiết kế hoàn chỉnh về mặt phương pháp luận, tập trung vào đánh giá mức độ hiệu quả của Liệu pháp Thôi miên trong việc điều trị Rối loạn Trầm cảm chính (Major Depression).

Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích kiểm tra xem liệu Liệu pháp Thôi miên (HT) có hiệu quả ngang với Trị liệu Nhận thức – Hành vi (CBT) – một phương pháp trị liệu tâm lý tiêu chuẩn – trong tỉ lệ thuyên giảm các triệu chứng trầm cảm ở Rối loạn Trầm cảm thể Nhẹ – Trung bình (Mild – Moderate) hay không.

Phương pháp

Nghiên cứu này đưa ra các kết quả quan trọng từ mô hình thử nghiệm RCT monocentric two-armed rater-blind. 152 người tham gia được chẩn đoán với Trầm cảm thể Nhẹ (Moderate Depression – MD) được lựa chọn ngẫu nhiên để điều trị tâm lý ngoại trú với CBT hoặc HT, với 16 đến 20 phiên kéo dài trong 6 tháng. Mục tiêu chính (primary outcome) tập trung vào tỉ lệ cải thiện trung bình ở các triệu chứng trầm cảm, được đánh giá với Montgomery-Asberg Depression Rating Scale (MADRS) trước và sau quá trình trị liệu.

Kết quả

Sự khác biệt giữa tỉ lệ giảm các triệu chứng trung bình giữa HT và CBT là 2.8 (95% CI=-9.85 to 15.44) trong mẫu intention-to-treat và 4.0 (95% CI=-9.27 to 17.27) trong mẫu per protocol (N=134). Dựa trên chênh lệch trong nghiên cứu không kém hơn được xác định trước (pre-specificed non-inferiority margin) có giá trị -16.4, cả hai kết quả đều chứng minh tính không thua kém của HT so với CBT. Kết quả theo dõi trong 6-12 tháng sau khi can thiệp trị liệu đã củng cố cho kết quả của mục tiêu chính.

Hạn chế

Do một số vấn đề về đạo đức, thử nghiệm không bao gồm nhóm kiểm soát không nhận can thiệp trị liệu; do đó nhóm nghiên cứu chỉ đưa ra kết luận gián tiếp rằng cả hai phương pháp can thiệp trị liệu đều có tác dụng.

Kết luận

Đây là nghiên cứu đầu tiên trình bày về việc Liệu pháp Thôi miên (HT) có tác dụng không thua kém so với Trị liệu Nhận thức – Hành vi (CBT) trong điều trị Trầm cảm thể Nhẹ (Moderate Depression – MD), được thực hiện với phương pháp luận tiêu chuẩn.

Để truy cập vào tài liệu, bạn có thể liên hệ với House of Hypnosis để biết thêm chi tiết.

Vào thứ 6 hàng tuần, House of Hypnosis sẽ chia sẻ tới bạn đọc các bài báo nghiên cứu khoa học (NCKH) được tổng hợp và sưu tầm về chủ đề thôi miên trị liệu. Các nghiên cứu đều được công bố trong vòng 05 năm trở lại đây, chủ yếu được viết bằng tiếng Anh và/hoặc tiếng Pháp.

Bài viết khác

error: Nội dung thuộc sở hữu của House of Hypnosis. Vui lòng không sao chép, in ấn, lưu trữ khi chưa có sự cho phép của đội ngũ chúng tôi. Cảm ơn bạn.